foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Nguyễn Quốc Sử; PGS. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2017.

Mô tả: 97Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 306.0959792/ S550. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Xây dựng cơ sở lý thuyết và thấy được mối quan hệ giữa văn hóa nói chung và văn hóa cư trú của người Việt ở vùng nông thôn Hậu Giang dựa trên điều kiện thực tiễn;

- Chỉ ra đặc điểm cư trú của người Việt ở vùng nông thôn Hậu Giang xem xét theo địa bàn cư trú. Từ đó, chúng tôi làm rõ sự ảnh hưởng, tác động của không gian đến thói quen, văn hóa cư trú của người Việt ở vùng nông thôn Hậu Giang;

- Nhà ở là một yếu tố quan trọng trong văn hóa cư trú của đề tài này hướng đến làm rõ các phương diện như kiểu nhà ở, chất liệu xây dựng, cách bày trí…của người Việt ở vùng nông thôn Hậu Giang trong sự tác động của văn hóa. Đồng thời, chúng tôi còn hướng đến phân tích tác động văn hóa của cảnh quan cư trú đến sự hình thành đặc điểm, lối sống của người nông dân Việt ở tỉnh Hậu Giang

Trên cơ sở đó, chúng tôi cũng giới thiệu những hình ảnh minh họa về lối cư trú của cư dân ở các vùng nông thôn Nam bộ và tỉnh Hậu Giang để làm rõ đặc trưng trong văn hóa cư trú của họ. Ở một số nội dung, chúng tôi so sánh lối cư trú quá khứ và hiện tại để thấy được sự biến đổi và phát triển không ngừng của đời sống văn hóa.

 

Tác giả: Huỳnh Thị Thu Cúc; PGS. TS. Nguyễn Xuân Hương (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2017.

Mô tả: 103Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 792.60959787 / C506. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu quá hình thành Hát Bội và phát triển của nghệ thuật Hát Bội ở Vĩnh Long. Từ đó đánh giá, nhận định vai trò của Hát Bội trong đời sống văn hóa cư dân tỉnh Vĩnh Long cũng như đề xuất biện pháp phát huy giá trị của loại hình nghệ thuật này

Luận văn sẽ nghiên cứu Hát Bội ở Vĩnh Long một cách toàn diện và có sự lý giải về lễ hội và giá trị của Hát Bội trong đời sống văn hóa cư dân Vĩnh Long. Tức là nghiên cứu Hát Bội trên quan điểm một hệ thống cấu trúc các vấn đề vai trò của Hát Bội trong sinh hoạt văn hóa và giá trị của Hát Bội trong đời sống văn hóa của nhân dân.

Cụ thể, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề chính của Hát Bội như: Nguồn gốc và sự hình thành Hát Bội; Vai trò của Hát Bội trong sinh hoạt văn hóa; Hát Bội đi vào lễ hội dân gian; Phát huy giá trị Hát Bội trong đời sống văn hóa.

 

Tác giả: Đông Thị Hồng Đào; PGS. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2017.

Mô tả: 113Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 343.597093/ Đ108. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Tìm hiểu thực trang về văn hóa giao thông của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Hệ thống hóa lý luận về văn hóa và văn hóa giao thông; tìm hiểu và phân tích thực trạng việc chấp hành các qui định, thái độ ứng xử và nhận thức của học sinh khi tham gia giao thông; đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp hướng các em tiến đến mục tiêu “xây dựng nếp sinh hoạt văn hóa khi tham gia giao thông”.

 

Tác giả: Đặng Phước Cường; PGS. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2017.

Mô tả: 91Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 306.85/ C561. Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn của cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm có cái nhìn về vai trò quan trọng của người dân trên mặt trận phòng, chống tham nhũng, sự ảnh hưởng của hoạt động phòng, chống tham nhũng đối với đời sống của người dân và cách ứng xử của người dân khi đối diện với các hành vi tham nhũng. Từ đó, có những đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của người dân trong hoạt động phòng, chống tham nhũng góp phần ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội.

 

Tác giả: Nguyễn Tấn Giúp; TS. Mai Mỹ Duyên (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2016.

Mô tả: 82Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: . Vị trí: Phòng đọc.

Mục tiêu nghiên cứu:

Hệ thống cơ sở lý luận về tín ngưỡng thờ thủy thần gắn với đặc trưng vùng sông nước Nam bộ nói chung và Hậu Giang nói riêng.

Tìm hiểu những đặc điểm và giá trị của tục thờ Bà – Cậu đang hiện diện tại các gia đình trong cộng đồng cư dân tỉnh Hậu Giang.

Tìm hiểu những biến đổi của tục thờ Bà – Cậu trong bối cảnh xã hội hiện đại. Đồng thời trên kết quả nghiên cứu và điều kiện thực tế địa phương luận văn đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của tục thờ Bà – Cậu trong đời sống tín ngưỡng của cư dân tỉnh Hậu Giang.

Register to read more ...


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn