foto1
foto1
foto1
foto1
foto1

294.3855246 - Số nội bộ: 232
lrc@tvu.edu.vn
Liên hệ:



Tác giả: Nguyễn Văn Tính; TS. Mai Mỹ Duyên (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 101Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 390.09597/ T312. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Thứ nhất, nghiên cứu vai trò đình làng trong truyền thống và biến đổi để từ đó thấy được những biến đổi của đình làng cho đến thời điểm hiện tại. Qua đó, góp phần tìm hiểu được quá trình và sự chuyển đổi văn hóa của một khu vực dân cư đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Thứ hai, xã hội hiện đại tồn tại nhiều thiết chế văn hóa tương ứng nhưng đình vẫn tồn tại và việc nghiên cứu vai trò đình làng nhằm để tìm hiểu thêm và đúng vai trò của đình làng trong đời sống văn hóa cư dân nơi đây, từ đó nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Việt ở Nam Bộ. Thứ ba, qua khảo sát thực trạng tìm ra những biểu hiện và nguyên nhân làm biến đổi các thành tố quan trọng của các ngôi đình. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp có thể thực thi trong điều kiện thực tế của địa phương, nhằm nâng cao vai trò và giá trị của đình làng trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Khánh Thạnh Tân.

Tác giả: Trang Ngọc Thắng; PGS. TS. Phạm Tiết Khánh (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 72Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 306.8509597/ Th116. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Vai trò người con út trong văn hóa gia đình người Việt ở Nam Bộ thông qua hoạt động văn hóa tinh thần. Vai trò người con út trong văn hóa gia đình người Việt ở Nam Bộ thông qua hoạt động văn hóa vật chất. So sánh vai trò người con út trong văn hóa gia đình người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Từ đó, chỉ ra đặc trưng trong văn hóa gia đình truyền thống người Việt ở Nam Bộ. Giữ gìn bản sắc văn hóa vùng đất Nam Bộ thông qua vai trò người con út trong văn hóa gia đình người Việt ở Nam Bộ.

Tác giả: Nguyễn Vũ Hùng; TS. Mai Mỹ Duyên (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2018.

Mô tả: 75Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 390.09597 / H513. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Luận văn tập trung khảo sát, nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống ở huyện Vũng Liêm bao gồm những nội dung, thành tố, đặc điểm gì và có tác động như thế nào đối với quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ đó, rút ra một số kết luận, đề xuất để phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đề tài xác định giá trị văn hóa truyền thống biểu hiện trên những dạng thức văn hóa vật thể và phi vật thể được tiền nhân sáng tạo và truyền lại cho các thế hệ sau. Qua đó, đề xuất một số ý kiến để phát huy vai trò, tác dụng của các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũng Liêm sẽ góp phần vào việc giữ gìn, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

Tác giả: Hà Văn Hùng; PGS. TS. Phan An (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 108Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 398.0959795/ H513. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài này sẽ truy tìm nguồn gốc, thiết kế cơ bản, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và mục đích và ý nghĩa xây dựng của thánh đường của người Chăm Islam ở An Giang; làm rõ những giá trị văn hóa của thánh đường trong đời sống văn hóa của người Chăm Islam An Giang qua nghi lễ hoặc những khía cạnh khác cũng như giải mã các hiện tượng văn hóa có liên quan đến thánh đường trong đời sống cộng đồng Chăm Islam.

Tác giả: Võ Thị Huyền; PGS. TS. Phan An (người hướng dẫn).

Trường Đại học Trà Vinh. Năm: 2019.

Mô tả: 84Tr, kích thước: 30cm. Số định danh: 392.10959786/ H527. Vị trí: Phòng Tự Nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu:

Tập trung nghiên cứu các tập tục sinh đẻ truyền thống của người Khmer Trà Vinh, những biểu hiện của tập tục này. Qua đó, tìm hiểu sự biến đổi của tập tục sinh đẻ trong tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội hiện nay. Nhận xét đánh giá tập tục sinh đẻ, qua nghiên cứu rút ra được những kinh nghiệm về tri thức dân gian, tri thức tộc người và để nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong đời sống cộng đồng của người Khmer Trà Vinh hiện nay.

 


Trung tâm Học liệu - Phát triển Dạy và Học

Số 126 - Nguyễn Thiện Thành, Khóm 4, phường 5, Thành phố Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh.

Điện thoại: (+84).294.3855246 số nội bộ: 232. Fax: (+84).294.3855217. Email: lrc@tvu.edu.vn